Biến tần IS7 gọi bơm phụ và hướng dẫn .

Biến tần IS7 gọi bơm phụ và hướng dẫn cài đặt.

Bien Tan IS7 Goi Bom Phu
Biến tần IS7 Chức năng gọi bơm phụ, chạy nhiều bơm. Ứng dụng bơm, quạt hoạt động hiệu quả hơn

Ứng Dụng biến tần IS7 gọi bơm phụ

Chức năng PID, chạy đa bơm, gọi bơm phụ được tích hợp trong biến tần IS7 hỗ trợ rất nhiều trong các ứng dụng bơm, quạt.

Chức năng PID giúp giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm năng lượng.

Điều khiển PID là dạng điều khiển có hồi tiếp các tín hiệu hồi tiếp thường dạng tín hiệu analog từ cảm biến, đồng hồ, PLC, bộ chuyển đổi. .. các tín hiệu digital từ encoder, bộ phát xung, PLC, và các chuẩn truyền thông.

Trên thực tế đa phần thông qua các cảm biến dạng ngõ ra analog 1-5VDC, 0-10VDC, 4-20mA, 0-20mA. . . .

Để biến tần biến tần IS7 chạy PID và gọi bơm phụ chúng ta cần có một số thiết bị chính như trên hình đầu tiên của bài viết.

So do chan dieu khien bien tan IS7
Sơ đồ chân điều khiển biến tần IS7 gồm các domino điều khiển input, output, analog 0-10Vdc, 4-20mA . . .

Các chân cần thiết cho chức năng biến tần IS7 chạy PID:

Chân CM: là chân chung kích tín hiệu điều khiển và là chân 0VDC.

Chân I: đây là chân nhận tín hiệu analog 4-20mA, max 500 Ohm để chuyển đổi thành tín hiệu tần số trên biến tần LS IP5A.

Chân V1: đây là chân nhận tín hiệu analog 0-10VDC,  để chuyển đổi thành tín hiệu tần số trên biến tần LS IP5A.

Chân VR+: đây là chân ngõ ra điện áp 12VDC, 100mA nó cung cấp nguồn cho cảm biến, biến trở.

     Chúng ta có thể lấy nguồn ngoài  để nuôi cảm biến và sử dụng chân 5G để hòa mass chung.

Chân 24: đây là chân ngõ ra điện áp 24VDC, 100mA nó cung cấp nguồn cho cảm biến.

     Chúng ta có thể lấy nguồn ngoài  để nuôi cảm biến và sử dụng chân 5G/CM để hòa mass chung.

Lưu ý: Với công suất dưới 30KW sử dụng chân 5G, trên 30KW sử dụng chân CM. Do đó chúng ta nên nối tắt 2 chân này lại với nhau.

Chân P1: chân được nhà sản xuất cài mặc định là chân kích tín hiệu chạy thuận.

      Nếu không sử dụng chức năng này chúng ta có thể thay đổi.

Chân P2: chân được nhà sản xuất cài mặc định là chân kích tín hiệu chạy nghịch.

Nếu không sử dụng chức năng này chúng ta có thể thay đổi.

Chân P5: chân chuyển chế độ chạy Auto và Manual.

Các chân tín hiệu P2-P8

Ngõ ra A1, C1, B1, A2, C2, Q1, Q2

Các thông số cần để biến tần IS7 chạy PID và gọi bơm phụ.

Hàm CNF-40 : Chọn “1-All Groups” và nhấn ENT _ Trả về thông số mặc định của nhà sản xuất. (Xóa hết dữ liệu đã cài).

Bước 1: Cài đặt các hàm PID quan trọng.

Vào hàm APP01 : Chọn các ứng dụng hoạt đông (App Mode), chọn “2-Proc PID”  cho chức năng PID hoạt động. Thông số PID xuất hiện.

Vào hàm APP20: Giá trị tham chiếu (PID Ref Source), chọn “0-(keypad)”  cài thông số trên bàn phím (keypad). Không cho cài khi chạy.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn trên bàn phím thông qua hàm “APP-19”.

Chọn “1-(V1)” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu analog 0-10VDC.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua biến trở ngoài hay sử dụng tín hiệu analog 0-10 VDC từ bên ngoài.

Chọn “2-(I1)” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu analog 0-4-20mA.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua  sử dụng tín hiệu analog 4-20mA từ bên ngoài.

Chọn “3-(V2)” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu analog 0-10VDC.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua biến trở ngoài hay sử dụng tín hiệu analog 0-10 VDC từ bên ngoài.

Chọn “4-(I2)” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu analog 0-4-20mA.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua  sử dụng tín hiệu analog 4-20mA từ bên ngoài.

Chọn “5-(int RS485)” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu truyền thông RS485.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua các thiết bị truyền thông được kết nối với cổng truyền thông của biến tần.

Ngoài ra chúng ta có thể chọn giá trị tham chiếu là (6-Encoder, 7-FieldBus, 8-PLC, 9-Synchro, 10-Binary Type.)

Vào hàm APP21 : Giá trị hồi tiếp (PID F/B Source), Chọn “1-(I1)” tín hiệu hồi tiếp (feedback) 4-20mA. Không cho cài khi run.

Chọn “1-(V1)” chọn tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến (reference) bằng tín hiệu analog 0-10VDC.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua biến trở ngoài hay sử dụng tín hiệu analog 0-10 VDC từ bên ngoài.

Chọn “2-(I1)” chọn tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến (feedback) bằng tín hiệu analog 0-4-20mA.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua  sử dụng tín hiệu analog 4-20mA từ bên ngoài.

Chọn “3-(V2)” chọn tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến (feedback) bằng tín hiệu analog 0-10VDC.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua biến trở ngoài hay sử dụng tín hiệu analog 0-10 VDC từ bên ngoài.

Chọn “4-(I2)” chọn tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến (feedback) bằng tín hiệu analog 0-4-20mA.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua  sử dụng tín hiệu analog 4-20mA từ bên ngoài.

Chọn “5-(int RS485)” chọn tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến (feedback) bằng tín hiệu truyền thông RS485.

Chúng ta cho biến tần nhận tín hiệu hồi tiếp thông qua các thiết bị có truyền thông được kết nối với cổng truyền thông của biến tần.

Ngoài ra chúng ta có thể nhận giá trị hồi tiếp qua tín hiệu (6-Encoder, 7-FieldBus, 8-PLC, 9-Synchro, 10-Binary Type.)

Lưu ý: Biến tần IS7 chạy PID  và gọi bơm phụ khi đã chọn giá trị feedback là “1-(I1)” 4-20mA rồi thì giá trị tham chiếu không được chọn trùng là “1-(I1)” 4-20mA.

Vào hàm APP22: Độ lợi khâu tỷ lệ (PID P-Gain) chọn “0~1000%”  mặc định “50”. Cho phép cài khi Run.

Hàm này cài đặt giá trị phần trăm sai số của ngõ ra, nếu chúng ta cài càng cao tốc độ xử lý sẽ càng nhanh nhưng sẽ sinh ra giao động lớn khó ổn định.

Vào hàm APP23: Thời gian khâu tích phân I (PID I-Time) chọn “0~32.0s” mặc định “10s”. Cho phép cài khi Run. .

 Tùy vào từng hệ thống mà chọn giá trị “I” thích hợp, nếu tăng “I” quá lớn thì hệ thống mất ổn định còn quá nhỏ thì tốc độ đáp ứng chậm.

Nếu giá trị “I” tăng thì sai số xác lập giảm, độ vọt lố tăng, thời gian xác lập giảm, thời gian lên giảm.

Vào hàm APP24: Thời gian của khâu vi phân “D” (PID D-Time) của PID. Chọn “0~1000s” mặc định “0”. Cho phép chỉnh khi Run.

Tùy vào từng hệ thống mà chọn giá trị “D” thích hợp.

Giả sử khi hệ thống đạt giá trị xác lập nếu giá trị D tăng sai số xác lập giảm, độ vọt lố giảm, thời gian xác lập giảm, thời gian lên giảm ( rất ít).

Vào hàm APP29: Hàm cài tần số giới hạn trên của PID (PID Limit Hi). Chọn “0~300.0 Hz” mặc định “60.00Hz”. Cho phép chỉnh khi Run.

Vào hàm APP30: Hàm cài tần số giới hạn dưới của PID (PID Limit Lo). Chọn “0~300.0 Hz” mặc định “0.5Hz”. Cho phép chỉnh khi Run.

 Để tránh động cơ bị nóng trong quá trình biến tần IS7 chạy PID và gọi bơm phụ nên cài APP-30 khoảng 20~30Hz.

Vào hàm APP42 Chọn đơn vị điều khiển PID (PID Unit Sel): chọn “0-12” Mặc định 0(%). Cho phép chỉnh khi Run.

Chọn “0-(Percent)” Lựa chọn đơn vị khi điều khiển PID là phần trăm %.

Chọn “1-(Bar)” Lựa chọn đơn vị khi điều khiển PID là phần trăm Bar.

Chọn “2-(mBar)” Lựa chọn đơn vị khi điều khiển PID là phần trăm mBar.

Chọn “3-(Pa)” Lựa chọn đơn vị khi điều khiển PID là phần trăm Pa.

Ngoài ra còn các đơn vị đo khác

Vào hàm APP19: cài đặt giá trị tham chiếu mong muốn (reference). Chọn -100~100%, mặc định 50%.

Vào hàm APP17: xem và kiểm tra tham chiếu  (PID Ref Value).

Vào hàm APP18: Xem và kiểm tra giá trị hồi tiếp (PID Fdb Value).

Bước 2: Các hàm cài đặt tín hiệu đầu vào cho biến tần IS7 chạy PID và gọi bơm phụ.

Tín hiệu analog dạng áp:

Hàm “IN-05” Hàm giám sát tín hiệu analog V1 (V1 Monitor[V]), cho phép 0~10V, mặc định “0.0”. Hàm chỉ hiển thị.

Hàm “IN-06” Chọn kiểu phân cực analog V1 (V1 Polarity), chọn 0:Unipolar/ 1:Bipolar, mặc định “0 Unipolar”. Không điều chỉnh khi RUN.

Hàm “IN-07” Thời gian lọc ổn định cho đầu vào (V1 Filter), cho phép cài 0~9999ms, mặc định “10ms”. Cho điều chỉnh khi RUN.

Hàm “IN-08” Cài đặt ngõ vào áp analog Min (V1 Volt x1), cho phép cài 0~12V, mặc định “0V”. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-09” Tần số tương ứng với hàm IN-08 (V1 Freq y1), cài 0~DRV-20, mặc định “0Hz”. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-10” Cài đặt ngõ vào áp analog Max (V1 Volt x2), cài 0~12V, mặc định “10V. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-11” Tần số tương ứng với hàm IN-10 (V1 Freq y2), cài 0~DRV-20, mặc định “60Hz”. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Tín hiệu analog dạng dòng 4-20mA.

Hàm “IN-20” Hàm giám sát tín hiệu analog I1 (I1 Monitor[I]), cho phép 0~20mA, mặc định “0.0”. Hàm chỉ hiển thị.

Hàm “IN-22” Thời gian lọc ổn định cho đầu vào (I Filter), cho phép cài 0~9999ms, mặc định “10ms”. Cho điều chỉnh khi RUN.

Hàm “IN-23” Cài đặt ngõ vào áp analog Min (I Curr x1), cho phép cài 0~20mA, mặc định “4mA”. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-24” Tần số tương ứng với hàm IN-23 (I Freq y1), cài 0~DRV-20, mặc định “0Hz”. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-25” Cài đặt ngõ vào áp analog Max (I Curr x2), cài 0~20mA, mặc định “20mA. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-26” Tần số tương ứng với hàm IN-25 (I Freq y2), cài 0~DRV-20, mặc định “60Hz”. Cho điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “IN-31” Chọn đảo ngược analog I (I1 Inverting), chọn 0:NO/ 1:Yes, mặc định “0 NO”. Cho điều chỉnh khi RUN.

Hàm “IN-32” Cài % sai số do nhiễu I (I1 Quantizing), cài 0.04~10%, mặc định “0.04%”. Không chỉnh khi đang RUN.

Bước 3: Các hàm cài thông số động cơ.

Vào hàm DRV-14: chọn “0.2~450KW” Lựa chọn công suất động cơ.

Hàm “BAS-10” Tần số lưới điện (60/50 Hz Sel), 0 (60Hz), 1 (50Hz), mặc định 0 “60.00Hz”. Cho phép điều chỉnh khi đang RUN.

Hàm “BAS-11”  Chọn số cực động cơ (Pole Number), cài 2~12p, mặc định “4p”. Không cho phép chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-12″ Cài tần số trượt của động cơ (Rated-Slip), cài 0~10Hz,”theo thông số trên nameplate”. Không cho chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-13” Cài đặt Ampe động cơ (Rated-Curr), cho phép cài 1.0~200A, “theo thông số trên nameplate “. Không cho chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-14” Cài đặt Ampe không tải động cơ (Noload-Curr), cài 1.0~200A, “theo thông số trên nameplate”. Không cho chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-15” Cài đặt điện áp động cơ (Noload-Curr), cài 180~480, “theo thông số trên nameplate”. Không cho chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-16” Cài hiệu suất động cơ (Efficiency), cài 70~100% ,”theo thông số trên nameplate”. Không cho chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-17” Cài quán tính động cơ (Inertia Rate), cài 0~8, Mặc định “0”. Không cho phép chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-18” Chỉnh công suất ngõ ra (Power display adjustmentr), cài 75~130%, mặc định “100%”. Cho phép chỉnh khi RUN

Hàm “BAS-19 ” Chọn nguồn điện ngõ vào (AC Input Volt).  Chọn 200~230[V]/ 380~480[V], mặc định ” “. Cho chỉnh khi RUN.

Hàm “BAS-20” Dò thông số động cơ (Auto Tuning), chọn 0 (None) ~ 5 (Tr), mặc định “0(None)”. Không cho phép điều chỉnh khi đang RUN.

0 None.

1 All.

2 ALL(Stdstl)

3 Rs+Lsigma

4 Enc Test

5 Tr

Bước 4: Cài đặt thêm chức năng Sleep/wake-up trong biến tần IS7 chạy PID.

Vào hàm APP-37 (Sleep delay time): chọn “0.0~9999s” Lựa chọn thời gian chờ trước khi ngủ thường chọn 60 giây.

Vào hàm APP-38 (Sleep frequency): chọn “0.00~DRV-20 (Hz)” Lựa chọn tần số ngủ thường chọn 35Hz.

Vào hàm APP-39 (Wake-up level): chọn “0.0~100.0(%)” Lựa chọn phần trăm thức thường chọn 5%.

Vào hàm IN-69: chọn “23” Lựa chọn chức năng chuyển chế độ Auto/Manual ( PID  và Manual) tại chân P5.

2/ Biến tần IS7 cài chức năng gọi bơm (MMC):

Biến tần IS7 sơ đồ chạy đa bơm, gọi bơm phụ

Vào hàm APP-01 :Hàm chức năng (App Mode). Chọn 3 “MMC” chạy nhiều bơm.  Các thông số liên quan gọi bơm sẽ xuất hiện

Vào hàm AP0-20: Hiển thị STT động cơ phụ đang hoạt động (Aux Motor Run) ” “. Ví dụ động cơ phụ 3 chạy thì AP0-20 hiển thị là 3.

Vào hàm AP0-21: chọn động cơ phụ chạy đầu tiền “1~4” (Starting Aux). Mặc định “tùy chọn”. Ví dụ chọn motor 1 chạy trước thì APO-21=1.

Vào hàm APO-22: Hiển thị thời gian chạy động cơ phụ (Auto Op Time) ” “. Ví dụ động cơ phụ 1 chạy 10 phút thì APO-22 hiển thị là 10.

Vào hàm APO-23~26: chọn tần số bắt đầu hoạt động bơm phụ 1,2,3,4 (Start Freq . . .) “0~DRV-20 (Hz)”. Mặc định nhà sản xuất “49,99Hz”.

Vào hàm APO-27~30: chọn tần số dừng hoạt động bơm phụ 1,2,3,4 (Stop Freq . . .) “0~DRV-20 (Hz)”. Mặc định nhà sản xuất “15,00Hz”.

Vào hàm APO-31 cài thời gian chờ trước khi gọi bơm (Aux Start DT). Chọn “0.0~3600.0s”. Mặc định nhà sản xuất “60.0s”.

Vào hàm APO-32 cài thời gian chờ trước khi tắt bơm (Aux Stop DT). Chọn “0.0~3600.0s”. Mặc định nhà sản xuất “60.0s”.

Vào hàm AP0-33: chọn số động cơ phụ được gọi “1~4” (Num of Aux)  mặc định “4”. Tùy vào số lượng thực tế mà cài cho phù hợp.

Vào hàm APO-34 :Chức năng gọi bơm không PID (Regul Bypass). Chọn “YES/NO”. Mặc định là “NO”.

Nếu “YES” biến tần sẽ chạy chế độ V/F, gọi bơm phụ theo giá trị feedback của cảm biến đã chọn ở APP-21.

Vào hàm APO-35 : Chọn “None,1(Aux), 2(Main)”  chon kiểu chạy của bơm phụ và bơm chính. Mặc định là “None”.

Nếu “None” biến tần chọn và điều khiển bơm phụ theo thứ tự bơm nào chạy trước thì tắt sau theo thứ tự cài ở APO-21.

Bơm Star theo thứ tự : Bơm 1 – Bơm 2 – Bơm 3 – Bơm 4 thì bơm Stop theo thứ tự : Bơm 4 – Bơm 3 – Bơm 2 – Bơm 1.

Nếu “1-AUX” biến tần chọn và điều khiển chạy luân phiên bơm phụ tự động. Thứ tự dừng (Stop) như “None”.

Bơm Star lần 1 : Bơm 1 – Bơm 2 – Bơm 3 – Bơm 4 thì lần Star 2 : Bơm 2 – Bơm 3 – Bơm 4 – Bơm 1.

Nếu “2-MAIN” biến tần chọn và điều khiển chạy luân phiên bơm chính và bơm phụ tự động.

Tất các các bơm được kết nối với relay quy trình hoạt đông như chế độ “1-AUX”. Điều kiện để hoạt động chế độ  “2-MAIN” phải thiết kế thêm mạch bên ngoài theo hướng dẫn manual.

       Lưu ý: Chế độ “2-MAIN” chỉ được chọn khi có thiết kế thêm mạch ngoài chạy luân phiên với bơm chính

Vào hàm APO-36 cài thời gian chuyển bơm “00.00~999.9M”. Mặc định nhà sản xuất “72.00M”.

Vào hàm APO-38 Chức năng khóa chéo kiểm tra tình trạng bơm (Interlock)  Chọn NO/YES. Mặc định NO

NO: Chức năng này không được sử dụng.

YES: Chức năng này sẽ thực hiện kiểm tra các bơm phụ thông qua tính hiệu ngõ vào. Nếu thấy bơm phụ có sự cố thì chuỗi hoạt động sẽ bỏ bơm đó ra trong quá trình gọi bơm.

Vào hàm IN-65-75 Hàm khai báo chân ngõ vào (Px Define). Chọn “Interlock 1~4” Tùy vào số lượng bơm phụ mà ta khai báo ngõ vào.

Vào hàm APO-39: Chức năng chờ kiểm tra khóa chéo (Interlock DT). Chọn “0.1~360S” mặc định 5.0S.

Vào hàm APO-40: Chọn ngưỡng chênh lệch cho phép khi gọi bơm phụ (Actual Pr Diff). Chọn “0-100%” mặc định 2%

Vào hàm APP-41 cài thời gian tăng tốc (PID) bơm chính khi số bơm phụ giảm  “0.0~600.0s” mặc định nhà sản xuất “2.0s”.

Vào hàm APP-42 cài thời gian giảm tốc (PID) bơm chính khi số bơm phụ tăng  “0.0~600.0s” mặc định nhà sản xuất “2.0s”.

Vào hàm OUT-31-33 Chọn chức năng ngõ ra chính (Relay x or Q1) Cài “MMC”. Chạy chức năng gọi bơm phụ.

Vào hàm OUT-34-36 Chọn chức năng ngõ ra mở rộng (Qx Define) Cài MMC.” Chạy chức năng gọi bơm phụ.

Link tài liệu biến tần IP5A manual.pdf: https://drive.google.com/drive/u/2/my-drive.

Bài viết liên quan biến tần IS7: https://hunglongelectric.vn/category/san-pham/bien-tan/bien-tan-theo-hang/bien-tan-ls/bien-tan-ls-is7/

Bài viết liên quan biến tần IG5A: https://hunglongelectric.vn/category/san-pham/bien-tan/bien-tan-theo-hang/bien-tan-ls/bien-tan-ig5a/

Bài viết liên quan biến tần IP5A: https://hunglongelectric.vn/category/san-pham/bien-tan/bien-tan-theo-hang/bien-tan-ls/bien-tan-ls-ip5a/

Bài viết liên quan biến tần IC5: https://hunglongelectric.vn/category/san-pham/bien-tan/bien-tan-theo-hang/bien-tan-ls/bien-tan-ic5/

Link tài liệu hãng LS: https://www.lselectric.co.kr/support/download-center

Content Protection by DMCA.com