IS7 công tắc ngoài và biến trở ngoài

S7 Cong tac ngoai bien tro ngoai
Biến tần IS7 chạy thuận nghịch bằng công tác ngoài và thay đổi tần số bằng biến trở ngoài.

Biến tần IS7 công tắc ngoài và biến trở ngoài

                                                              Biến tần IS7 chạy thuận nghịch bằng công tắc ngoài

Biến tần IS7 điều khiển Run/Stop bằng công tắc ngoài và thay đổi tần số bằng biến trở ngoài.

Biến tần IS7 điều khiển Run/Stop bằng công tắc ngoài là chức năng được sử dụng nhiều.Chức năng này thường được ứng dụng trong các trường hợp chúng ta cần thay đổi tần số thường xuyên hay dùng tín hiệu Analog bên ngoài. Nó giúp người vận hành dễ thao tác cũng như điều khiển biến tần bằng thiết bị như PLC, timer hay các thiết bị điều khiển khác. . .

So do chan dieu khien bien tan IS7
Sơ đồ chân điều khiển biến tần IS7 gồm các domino điều khiển input, output, analog 0-10Vdc, 4-20mA . . .

Sơ đồ chân điều khiển biến tần IS7 sử dụng công tắc ngoài

Chân CM: là chân chung kích tín hiệu điều khiển và là chân 0VDC.

Chân P1: chân được nhà sản xuất cài mặc định là chân kích tín hiệu chạy thuận. Nếu không sử dụng chức năng này chúng ta có thể thay đổi.

Chân P2: chân được nhà sản xuất cài mặc định là chân kích tín hiệu chạy nghịch. Nếu không sử dụng chức năng này chúng ta có thể thay đổi.

Chân V1: đây là chân nhận tín hiệu analog để chuyển đổi thành tín hiệu số của tần số trên biến tần LS IS7.

Chân V+: đây là chân ngõ ra điện áp 12VDC, 100mA nó cung cấp nguồn cho biến trở. Nếu chúng ta nối chân này với chân V1 thì giá trị tần số là cao nhất.

Khi chân 5G/CM tiếp xúc với chân  P1 thì biến tần sẽ có tín hiệu chạy thuận.

Khi chân 5G/CM tiếp xúc với chân P2 thì biến tần sẽ có tín hiệu chạy nghịch.

Chúng ta không được tác động cùng lúc 2 chân này vì có 2 tín hiệu cùng lúc biến tần sẽ không hoạt động.

Lưu ý: Biến tần IS7 công suất dưới 30KW sử dụng chân 5G là chân 0V . 5G sử dụng kết nối với biến trở, tín hiệu analog 0-10V và 4-20mA. IS7 có công suất trên 30KW sử dụng chân CM làm chân chung cho toàn bộ biến tần.

Cách cài các thông số để biến tần IS7 có thể chỉnh tần số bằng núm xoay biến trở và chạy bằng công tắc ngoài

Hàm CNF-40 : Chọn “1-All groups” và nhấn ENT _ Trả về thông số mặc định của nhà sản xuất. (Xóa hết dữ liệu đã cài.).

Bước 1:Vào nhóm các hàm chính của biền tần LS IS7 công tắc ngoài.

Vào hàm drv-06 : Chọn “1(FX/RX-1)” _Chạy Run/Stop bằng chân CM, P1, P2 của biền tần LS IS7. Nếu biến tần kích NPN chúng ta sẽ sử dụng chân CM làm chân kích, nếu PNP chúng ta sẽ dùng chân 24 kích.

Vào hàm DRV-07 : Chọn “2(V1)”_Cho phép cài tần số bằng biến trở ngoài cũng như tín hiệu analog 0-10VDC của biền tần.

Vào hàm DRV-03 : Cài giá trị “0~6000”(Sec)_ Thời gian tăng tốc cho biền tần IS7. Tùy vào ứng dụng mà chúng ta cài đặt thông số này.

Vào hàm DRV-04 : Cài giá trị “0~6000”(Sec)_ Thời gian giảm tốc cho biến tần. Tùy vào ứng dụng mà chúng ta cài đặt thông số này.

Vào hàm DRV-20 : Cài “40~400”(Hz)_Cài tần số Max cho biến tần LS hoạt động (thường cài bằng tần số lưới điện). Đây là tần số khống chế giá trị cao nhất, các hàm khác không thể cài tần số cao hơn hàm này.

Vào hàm DRV-18 : Cài “30~400” (Hz)_Cài đặt tần số cơ bản cho biến tần (thường cài bằng tần số DRV-20). Đây là hàm mà giá trị V/F sẽ phụ thuộc với nhau.

Vào hàm ADV-10 : Cài “0 (NO)/1(Yes)” nếu cài bằng 1(Yes). Biến tần sẽ hoạt động chức năng “Power on run” có nguồn cấp vào biến tần IS7 sẽ tự động cho motor chạy ngay. Nếu chúng ta nối tắt chân CM và P1, không cần dùng công tắc ngoài.

Vào hàm IN-01: Cài “0~DRV-20″ (Hz) cài đặt điện áp giới hạn trên cho biến trở của . Nhà sản xuất đang cài là ” 60Hz “. Nó sử dụng để  giới hạn ngưỡng 100%  tín hiệu từ cảm biến, biến trở.

Vào hàm IN-08: Cài “0~10″ (VDC) cài đặt điện áp giới hạn dưới của biến tần, nhà sản xuất đang cài là ” 0V “. Nó sử dụng để khử đi các điện áp nhiễu đầu vào cũng như sụt áp trên đường dây. Cài đặt giới hạn dưới phù hợp với các thông số tín hiệu từ cảm biến, biến trở.

Vào hàm IN-10: Cài “0~10″ (VDC) cài đặt điện áp giới hạn trên của biến tần, nhà sản xuất đang cài là ” 10V “. Nó sử dụng để khử đi các điện áp nhiễu đầu vào cũng như sụt áp trên đường dây. Cài đặt giới hạn trên phù hợp với các thông số tín hiệu từ cảm biến, biến trở.

Bước 2: Vào nhóm ADV khống chế chiều quay của biền tần LS IS7 khi chạy công tắc ngoài (chỉ chạy 1 chiều)

Vào hàm ADV-09 : Chức năng  Run Prevent. Chọn “0(None)” _Cho phép biến tần LS (IS7) chạy thuận và nghịch .

Chọn “1-(Forward Prev)”_Không cho phép biến tần LS (IS7) chạy thuận.

Chọn “2-(Reverse Prev)”_Không cho phép biến tần LS (IS7) chạy nghịch.

Đây là hàm hạn chế chiều quay của động cơ áp dụng cho các tải chỉ hoạt động 1 chiều, chiều còn lại bị khống chế không được phép xảy ra.

Các hàm đã cài trên bước 1 và 2 thì cơ bản biến tần LS đã chạy tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết cài thêm một số hàm sau:

Hàm ADV-08  Chọn kiểu dừng cho động cơ “Stop Mode”  cho phép chọn 0~4.

Chọn “0-(Decel)”_Cho phép biến tần LS dừng theo kiểu Decelerate.

Chọn “2-(Free run)”_Cho phép biến tần LS dừng theo kiểu Free run

Hàm DRV-15: Chọn “0-(Manual)” _Điều khiển moment biến tần LS theo chế độ Manual.

DRV-16 cài % (0~15) Torque biến tần LS khi chạy nghịch

DRV17 cài % (0~15) Torque biến tần LS khi chạy thuận.

Hàm DRV-15 : Chọn “1”_Điều khiển Torque biến tần LS theo chế độ Auto.

Hàm PRT-18: cài giá trị “50 đến 180” %, đây là hàm cài % cảnh báo quá tải, nhà sản xuất đang mặc định là 150%.

Hàm PRT-19: cài giá trị “0 đến 30” giây đây là thời gian chờ cảnh báo lỗi. Nhà sản xuất mặc định là 10 giây nếu tải  vượt qua giá trị cài đặt trên hàm PRT-18 và thời gian này biến tần sẽ cảnh báo lỗi. (Hàm PRT-17 =1 (Yes.)

Lưu ý: IS7  chạy công tắc ngoài trước khi tiến hành cài các chức năng hoạt động Anh/Chị nên cài các thông số động cơ theo thông số thực tế được ghi trên nameplate. Biến tần dò Auto_tuning giúp bảo vệ và điều khiển động cơ tốt hơn.

Hàm DRV-14: Hàm chọn công suất động cơ (Motor Capacity), chúng ta chọn theo công suất thực tế ghi trên motor. Biến tần chỉ cho phép chọn công suất động cơ nhỏ hơn hoặc bằng công suất biến tần.

Hàm BAS-11: Chọn số cực của động cơ (Pole Number) từ 2 đến 12 cực. Nhà sản xuất đang mặc định là 4 cực. Nó giúp biến tần hiển thị đúng tốc độ thực tế của motor.

Hàm BAS-13: Chọn dòng điện định mức của động cơ (Rated Curr) từ 0.5 đến 200A. Chúng ta chọn đúng với dòng điện định mức được ghi trên động cơ.

Hàm BAS-14: Hàm chọn dòng điện không tải của động cơ (Noload Curr). Chọn từ 0.1 đến 200A, Khi chúng ta kết nối với động cơ và cho nó hoạt động ở chế độ chưa có tải khi đó thông số ampe do được chúng ta sẽ cài vào hàm này.

Hàm BAS-16: Hàm này chúng ta cài hiệu suất của động cơ (Efficiency).Cho phép 70 đến 100% theo thông số trên nameplate.

Sau khi đã cài đặt xong chúng ta có thể copy lên màn hình để lưu lại hoặc load xuống biến tần khác.

Hàm CNF-46 (Read parameter) hàm này sẽ đọc các thông số đưa lên màn hình chọn “1-Yes”. Mặc định “0-NO”

Hàm CNF-47 (Write parameter) hàm này sẽ viết các thông số từ màn hình xuống biến tần chọn “1-Yes”. Mặc định “0-NO”

Content Protection by DMCA.com